Xe máy điện đang trở thành phương tiện hot trong những năm trở lại đây. Không những tiết kiệm chi phí mà xe máy điện còn giúp người dùng thể hiện phong cách riêng mình. Bên cạnh đó, người dùng vẫn còn đang phân vân không biết nên mua xe máy điện hay xe máy xăng để phục vụ cho cuộc sống. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau so sánh xe máy điện và xe máy xăng một cách chi tiết. Từ đó sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc nên chọn xe máy điện hay xe máy xăng cho tiết kiệm nhé!
Cấu tạo xe máy điện
1.Khung Xe:
– Chất liệu: Thường là hợp kim nhôm hoặc thép để đảm bảo độ bền và nhẹ nhàng.
– Thiết kế: Có thể là các loại khung khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và kiểu dáng.
2.Động cơ điện:
– Kiểu động cơ: Gồm có động cơ chổi than và động cơ không chổi than. Sử dụng động cơ điện không chổi than để tối ưu hóa hiệu suất và giảm bảo dưỡng.
– Vị trí đặt động cơ: Thường được đặt ở phía dưới yên hoặc tích hợp trong khung.
3.Pin:
– Dung lượng: Phụ thuộc vào mô hình, có thể tích hợp dưới yên hoặc trong khung xe.
– Loại pin: Thông thường sử dụng pin lithium-ion hoặc ắc quy.
4.Bộ sạc: Cung cấp nguồn điện cho xe tiếp tục hoạt động.
5.Phanh:
– Loại phanh: Có thể sử dụng phanh đĩa hoặc phanh tang trống để kiểm soát và dừng lại một cách an toàn.
6.Đồng hồ và nút điều khiển:
– Đồng hồ: Cung cấp thông tin như tốc độ, dung lượng pin, và các thông số khác.
– Nút điều khiển: Điều khiển các chức năng của xe.
7.Bo mạch điều khiển
– Bo mạch điều khiển chính là hệ thống nhận tín hiệu trực tiếp từ tay ga điều khiển. Bộ phận này sẽ đưa ra dòng điện hợp lý giúp xe di chuyển. Bộ phận đèn xe cũng do bo mạch điều khiển cung cấp năng lượng.
8.Các bộ phận khác
– Bao gồm: đèn, bánh xe, còi, khoá,…giúp hỗ trợ quá trình vận hành.
CLICK ĐỂ XEM CỬA HÀNG XE MÁY ĐIỆN
Cấu tạo xe máy xăng
1.Khung xe:
– Chất liệu: Thép hoặc hợp kim nhôm là chất liệu phổ biến cho khung xe để đảm bảo sự chắc chắn và nhẹ nhàng.
– Thiết kế: Có nhiều loại khung khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của xe.
2.Động cơ xăng:
– Loại động cơ: Xe máy xăng sử dụng động cơ đốt trong, thường là động cơ 4 thì hoặc 2 thì.
– Công suất: Tuỳ thuộc vào loại và mô hình, công suất của động cơ có thể thay đổi.
3.Hệ thống nhiên liệu:
– Bình xăng: Dung tích bình xăng thường nằm trong khoảng từ 3 đến 20 lít tùy thuộc vào loại xe.
– Hệ thống cấp nhiên liệu: Bao gồm bơi nhiên liệu, bơm nhiên liệu và các bộ lọc.
4.Hệ thống truyền động:
– Hộp số: Có thể là hộp số tự động hoặc hộp số cơ bản, tùy thuộc vào thiết kế của xe.
– Ly hợp: Sử dụng để điều khiển việc truyền động giữa động cơ và hộp số.
5.Phanh:
– Phanh đĩa hoặc phanh tang trống: Cả hai loại này được sử dụng để kiểm soát và dừng lại xe.
– Bơm phanh: Sử dụng để tạo áp lực cho hệ thống phanh.
6.Điều khiển và hiển thị:
– Bảng đồng hồ: Hiển thị các thông số như tốc độ, vòng tua, và mức nhiên liệu.
– Nút điều khiển: Dùng để điều khiển đèn, còi, và các chức năng khác.
7.Hệ Thống Sạc và Điện:
– Bình ắc quy: Sử dụng để cung cấp năng lượng cho hệ thống điện của xe.
– Động cơ khởi động: Dùng để khởi động động cơ của xe.
8.Bộ phận khác
– Bao gồm: đèn, bánh xe, còi xe,…
Nên chọn xe máy điện hay xe máy xăng cho tiết kiệm?
Dưới đây là bảng so sánh xe máy điện và xe máy xăng chi tiết:
Xe máy điện |
Xe máy xăng |
|
Năng lượng | Sử dụng năng lượng điện, thường là pin lithium-ion hoặc ắc quy. | Sử dụng năng lượng từ động cơ đốt trong chạy bằng xăng. |
Tiện ích | Thường nhẹ nhàng, linh hoạt, và ít tạo ra tiếng ồn. Có thể sạc lại từ ổ cắm điện thông thường. | Cung cấp khả năng đi xa hơn và dễ dàng tìm kiếm nơi cung cấp xăng. |
Tốc độ – quãng đường | Tốc độ tối đa là 50km/h.
Quãng đường 100km/1 lần sạc |
Tốc độ tối 160km/h tuy nhiên pháp luật chạy tối đa 60km/h.
Quãng đường không giới hạn |
Giá bán | Giao động từ 10 – 25 triệu VNĐ cho loại bình dân | Giao động từ 20 – 30 triệu VNĐ cho loại bình dân |
Khả năng vận hành | Động cơ êm ái, không gây tiếng động, thân thiện với môi trường. | Tiếng động cơ phát ra từ phụ tùng xe, phát ra khí thải ảnh hưởng môi trường. |
Sửa chữa – Bảo dưỡng | Ít xảy ra vấn đề trục trặc tuy nhiên khó tìm địa điểm sửa chữa | Dễ dàng tìm kiếm cửa tiệm sửa chữa |
Giá nhiên liệu | Chi phí rẻ hơn, chỉ tốn hơn 100 đồng/km. | Giá xăng cao, chi phí tăng, tốn 500 đồng/km. |
Tổng kết
Vậy nên chọn xe máy điện hay xe máy xăng cho tiết kiệm?
Xe máy điện và xe máy xăng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Trên đây là bài so sánh xe máy điện và xe máy xăng một cách chi tiết. Bạn có thể tham khảo trước khi ra quyết định mua loại xe nào nhé! Nếu bạn cần một chiếc xe đơn giản, nhu cầu sử dụng chỉ trong thành phố thì xe máy điện là sự lựa chọn phù hợp. Nếu bạn cần một phương tiện có thể đi xa hơn, đa dạng mẫu mã hơn thì bạn nên chọn xe máy xăng.
Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay đến cửa hàng xe điện Khánh Chương qua Hotline 0919.51.2011 – 0933.75.9595 để được giải đáp.